Ở miền Nam, cứ nhắc đến chợ nổi thì sẽ nhớ ngay đến hai nơi nổi tiếng từ xưa đến nay đó là chợ nổi Cái Bè - Tiền Giang và chợ nổi tại Cần Thơ.
Với các bạn teen ngày nay thì chắc chắn rằng các bạn ít có khi nào được dịp tận mắt nhìn thấy khu chợ đặc biệt và vô cùng nhộn nhịp này. Nên hôm nay chúng tớ sẽ cho các bạn nhìn thấy "hương vị" thật sự của khu chợ nổi Cái Bè nổi tiếng vào dịp cận Tết này là như thế nào nhé.
Vốn dĩ vì sao mọi người lại gọi nó là chợ nổi, thì cũng bởi cái nguyên nhân hết sức đơn giản là bởi vì "con chợ" này biết nổi trên mặt sông mà thôi. Đấy cũng là đặc điểm nổi bật nhất thu hút sự chú ý của khách du lịch và ngay cả người dân bản địa tại đây lấy làm hãnh diện.
Cái Bè - Tiền Giang là nơi "tụ hội" rất nhiều loại trái cây đặc trưng của miền Nam như cam, xoài, quýt, ổi... Nên tại đây, thường tập trung rất nhiều ghe, xuồng bỏ mối lớn cho các tiểu thương đến mua hàng. Chúng tớ được dịp trò chuyện với anh Thương là người chuyên dùng xuồng chở khách du lịch tham quan chợ nổi cho biết :" Ở đây hồi 5, 6 năm về trước thì đông đúc hơn nhiều. Bây giờ xe tải, xe chở hàng có quá trời, nên bà con cứ thế mà thuê hẳn một chiếc xe để mang hàng lên Sài Gòn vừa nhanh, vừa gọn. Chứ không vất vả như ngày xưa nữa, cứ phải mang vác lên lên xuống xuống. Bởi vậy, nếu em nào tới giờ mới xuống dưới đây để xem chợ nổi thì có vẻ hơi muộn."
Quả đúng như anh Thương nói, chúng tớ được các cụ dưới đây nói rằng hồi trước cứ tầm 2 đến 3 giờ sáng là thuyền bè tấp nập người qua người lại kéo nhau đi mua hàng, mà cái gì cũng có, từ khoai lang, khoai mì, rau củ, trái cây, thịt cá... Còn bây giờ thì chúng tớ phải chờ mãi từ 3h cho đến tận 6h sáng mới bắt đầu thấy được sự nhộn nhịp đặc biệt vốn có của cái chợ này. Nhưng không vì thế mà chúng tớ cảm thấy chán hay mất hứng thú đâu nhé.
Với các bạn teen ngày nay thì chắc chắn rằng các bạn ít có khi nào được dịp tận mắt nhìn thấy khu chợ đặc biệt và vô cùng nhộn nhịp này. Nên hôm nay chúng tớ sẽ cho các bạn nhìn thấy "hương vị" thật sự của khu chợ nổi Cái Bè nổi tiếng vào dịp cận Tết này là như thế nào nhé.
Vốn dĩ vì sao mọi người lại gọi nó là chợ nổi, thì cũng bởi cái nguyên nhân hết sức đơn giản là bởi vì "con chợ" này biết nổi trên mặt sông mà thôi. Đấy cũng là đặc điểm nổi bật nhất thu hút sự chú ý của khách du lịch và ngay cả người dân bản địa tại đây lấy làm hãnh diện.
Cái Bè - Tiền Giang là nơi "tụ hội" rất nhiều loại trái cây đặc trưng của miền Nam như cam, xoài, quýt, ổi... Nên tại đây, thường tập trung rất nhiều ghe, xuồng bỏ mối lớn cho các tiểu thương đến mua hàng. Chúng tớ được dịp trò chuyện với anh Thương là người chuyên dùng xuồng chở khách du lịch tham quan chợ nổi cho biết :" Ở đây hồi 5, 6 năm về trước thì đông đúc hơn nhiều. Bây giờ xe tải, xe chở hàng có quá trời, nên bà con cứ thế mà thuê hẳn một chiếc xe để mang hàng lên Sài Gòn vừa nhanh, vừa gọn. Chứ không vất vả như ngày xưa nữa, cứ phải mang vác lên lên xuống xuống. Bởi vậy, nếu em nào tới giờ mới xuống dưới đây để xem chợ nổi thì có vẻ hơi muộn."
Quả đúng như anh Thương nói, chúng tớ được các cụ dưới đây nói rằng hồi trước cứ tầm 2 đến 3 giờ sáng là thuyền bè tấp nập người qua người lại kéo nhau đi mua hàng, mà cái gì cũng có, từ khoai lang, khoai mì, rau củ, trái cây, thịt cá... Còn bây giờ thì chúng tớ phải chờ mãi từ 3h cho đến tận 6h sáng mới bắt đầu thấy được sự nhộn nhịp đặc biệt vốn có của cái chợ này. Nhưng không vì thế mà chúng tớ cảm thấy chán hay mất hứng thú đâu nhé.
Sớm tinh mơ các chuyến hàng đầu tiên đã bắt đầu.
6h00 trời vừa hừng sáng, chúng tớ bắt ngay chiếc xuồng đầu tiên chạy ra chợ. Khung cảnh bà con đang khẩn trương mua hàng, người chuyền kẻ vác, tất cả đều đang diễn ra trên mặt sông, trên các con thuyền nhỏ nhấp nhô, lắc lư trông hết sức mới lạ. Và chúng tớ dám cá rằng sẽ chẳng có nơi nào ở thành phố có thể nhìn thấy được hình ảnh vui vẻ, tấp nập vào dịp cận Tết như thế này đâu.
Vào dịp cận Tết, sẽ khác với ngày thường, bà con chỉ bán dưa hấu, trái cây lấy làm chủ yếu, còn thịt cá hay những thứ thông dụng bình thường đều được mang lên chợ ở đất liền cho người trong vùng tiện việc mua hàng.
Vào dịp cận Tết, sẽ khác với ngày thường, bà con chỉ bán dưa hấu, trái cây lấy làm chủ yếu, còn thịt cá hay những thứ thông dụng bình thường đều được mang lên chợ ở đất liền cho người trong vùng tiện việc mua hàng.
Những chiếc xuồng nhỏ bắt đầu tấp vào để lựa hàng đấy.
Ngay cả "phong cách" đi chợ cũng rất khác biệt. Người đi chợ, thường sẽ sử dụng ghe hay xuồng ba lá nhỏ rồi chèo từ từ quanh chợ. Cứ thấy hàng nào tốt, hay muốn mua loại nào thì sẽ tấp hỏi giá cả và cứ thế là cuộc mua bán được diễn ra.
Ở chợ nổi, cách bày hàng của mọi người sẽ không giống với các ngôi chợ trên đất liền mà bày ngay phía trước ai đi ngang qua thấy là mua. Mà xuồng nào bán món gì, hàng gì đều được treo trên một cái cột (thường là cây tre) ở tít trên cao. Bởi thế dù đang chạy từ chục mét thì vẫn thấy và biết được xuồng ấy bán món gì, rồi cứ thế mà tấp vào ngã giá. Đúng là rất tiện lợi phải không nào.
Ở chợ nổi, cách bày hàng của mọi người sẽ không giống với các ngôi chợ trên đất liền mà bày ngay phía trước ai đi ngang qua thấy là mua. Mà xuồng nào bán món gì, hàng gì đều được treo trên một cái cột (thường là cây tre) ở tít trên cao. Bởi thế dù đang chạy từ chục mét thì vẫn thấy và biết được xuồng ấy bán món gì, rồi cứ thế mà tấp vào ngã giá. Đúng là rất tiện lợi phải không nào.
Người mua, người bán... đông vui vô cùng.
Các tiểu thương bắt đầu trả giá đấy. Nhưng vì là mua ở đây nên giá cả chỉ nhích lên hay xuống có 2 - 3 nghìn đồng mà thôi. Tất nhiên sẽ rẻ hơn rất nhiều so với trên thành phố rồi.
Dưa hấu quả nào quả nấy căng mộng ghê chưa!!
Chuyền dưa nè...
Ở trên sông cũng có người bán hoa, bán mai phục vụ cho ngày Tết nữa.
Các xuồng dưa bắt đầu di chuyển tìm chỗ bán.
Mấy cây cột kia là đang treo các món hàng cần bán đấy. Nếu hết hàng thì mới được tháo nó xuống.
Các vị khách nước ngoài đặc biệt thích thú trò đi chợ trên sông này lắm.
Cô ấy có vẻ đặc biệt hứng thú với chú gà này nhỉ.
Có ai uống cà phê, nước suối, nước ngọt... giải khát không!!!
Tranh thủ khi xuống đây chúng tớ cũng tấp ngang qua vườn hoa cúc. Ở đây mọi người cũng đã bắt đầu chuyển hàng để mang lên Sài Gòn phục vụ Tết nguyên đán này đấy.
Vườn cúc rộng bao la...
Đóng gói "em hoa" lại để không bị dập nhé...
Rồi bắt đầu chuyển hoa lên xe nào.
Cứ thế là thẳng tiến lên Sài Gòn đấy.
(Kênh14)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét